Pages

Tuesday, September 9, 2014

Đặc tính của chim yến

Gia đình trong bầy đàn của loài yến

Trong thế giới động vật có rất nhiều loài có lối sống bầy đàn điển hình như: trâu rừng, sư tử (động vật có vú); kiến, ong,... và trong đó có họ nhà yến.
Trong bài phân tích này tôi chia thành hai nhóm
 - Nhóm bầy đàn thụ động.
 - Nhóm bầy đàn chủ động.
và đĩnh nghĩa nó như sau:

1- Nhóm bầy đàn thụ động: Bao gồm tập hợp những loài động vật thế yếu, dễ bị tấn công hay làm mồi hoặc thức ăn cho những loài động vật khác như trâu rừng, linh dương đầu bò, khỉ, ngay cả con người thời nguyên thủy và tất nhiên là có họ nhà yến, cụ thể là yến hàng mà chúng ta đang tìm cách dẫn dụ chúng.
Hình 1:

2- Nhóm bầy đàn chủ động: Bao gồm tập hợp những loài động vật có sức mạnh và chủ động tấn công như: báo, sư tử, chó sói, linh cẩu, ...
Hình 2:

Mục đích của 2 nhóm bầy đàn này hoàn toàn trái ngược nhau, một bên là tấn công, một bên là tự vệ. Nhưng chúng vẫn có ý nghĩa chung đó là khả năng sinh tồn trong tự nhiên và duy trì nòi giống. Những loài như sư tử, chó sói chúng tập hợp thành bầy để tạo nên 1 tập thể phối hợp trong việc săn đuổi những con mồi to lớn. Còn bên kia chiến tuyến gồm Trâu rừng, linh dương cũng tập hợp thành bầy đàn để tạo nên sức mạnh tập thể chống lại sự uy hiếp của nhóm kia.

Nếu ta quan sát kỹ sẽ thấy những bầy đàn nêu trên thường có con đầu đàn, con này có quyền tuyệt đối lên những cá thể khác, như quyền chỉ huy, quyền được ăn no, quyền giao phối với tất cả con cái trong bầy, song nó cũng có nghĩa vụ là bảo vệ trước sự sâm nhập lãnh thổ của bầy khác hay tự vệ trước sự tấn công từ bất kỳ đối thủ nào, tất nhiên đứng trước sự nguy hiểm đó thì nhiệm vụ của nó là phải xông lên trước và thường thường chúng là con dễ bị tử trận trước.

Trở lại vấn đề cần nói đến là đặc tính bầy đàn của chim yến. Theo những gì quan sát thực tế cho thấy, tính bầy đàn của chim yến có nhiều đặc điểm khắc hẳn với những loài khác. Điển hình như việc tồn tại "gia đình trong bầy đàn" mà các loài khác hiếm khi thấy. Bầy đàn của chim yến ở đây chỉ có ý nghĩa là bảo vệ nơi ở, bảo vệ lãnh thổ, trong khi đó gia đình trong trường hợp này là hoàn toàn độc lập với bầy đàn. Chúng có tổ, có con cái nhiều đời riêng biệt. Chúng có tình yêu lứa đôi, có một mối quan hệ máu thịt rất sâu sắc, có tổ chức chặt chẽ, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong gia đình đều được phân công rất cụ thể thông qua những biểu hiện cơ thể hay tiếng kêu đặc trưng. Mọi sự xâm nhập nơi ở của chúng đều bị trả đũa một cách thích đáng và không thương tiếc, bất kể kẻ xâm nhập kia là ai, địa vị thế nào. 

Câu hỏi đặt ra ở đây là có khả năng tồn tại chim đầu đàn hay không và chúng có nhiệm vụ gì ?

Giả sử tồn tại con đầu đàn trong một ngôi nhà yến hay 1 đảo yến. Theo một số tài liệu đã viết: nhiệm vụ của chúng là đánh thức những cá thể khác trong ngôi nhà và hướng dẫn chúng tới nơi có nguồn thức ăn vào mỗi sáng, dẫn đường về nơi ở vào buổi chiếu tối. 

Còn khi gặp nguy hiểm thì sao? Con đầu đàn sẽ phát hiện ra và xông lên trước? 

Thực tế cho thấy việc tồn tại con đầu đàn là rất mơ hồ, bởi vì nhiệm vụ của nó cũng không rõ ràng. Nhiệm vụ của con đầu đàn được thể hiện rõ nhất là khi bầy đàn của chúng gặp thiên địch (cắt, diều hâu, ...). Lúc này con đầu đàn phải thể hiện bản lĩnh của nó là xông lên trước hoặc bay rất gần đối thủ, nhưng trên thực tế thì điều đó không sảy ra, lý do đơn giản vì chúng quá nhỏ bé so với đối phương, làm như vậy cũng không giúp ích gì, thậm chí có thể gặp nguy hiểm. Thường thì con nào phát hiện ra thiên địch trước thì nó "la" toáng lên trước, và cả bọn dùng 1 biện pháp khôn ngoan là đồng thanh kêu ầm ĩ. Tại sao chúng làm như vậy, vì chúng có ngôn ngữa giao tiếp. .....




vì bận quá nên bài viết còn dang dở, sẽ tiếp tục cập nhật.............

Monday, September 8, 2014

Âm thanh dụ chim yến (phần 7)

Thử âm dẫn bằng Black Cloud.

Âm thanh dụ chim yến gồm: âm ngoài trời, âm dẫn hướng và âm trong nhà. 
Black Cloud là âm gọi tình (gọi trống) đặc trưng của chim yến, cổ nhân có câu "anh hùng nan quá mỹ nhân quan" (anh hùng khó qua ải mỹ nhân) do vậy khiến cho lũ chim trống khó có thể cưỡng lại được, Tuy nhiên, việc dùng âm như thế nào, vào thời điểm nào mới là quan trọng, theo kinh nghiệm của các nước malai, indo dùng âm Black Cloud làm âm trong nhà lượng chim khá nhiều nhưng số tổ không tương ứng với số chim ở lại. lý do là lũ chim trống không chịu kết bạn làm tổ mà cứ đi tìm "người trong mộng" từ ngày này, qua ngày khác, hết đêm này đến đêm nọ nhưng chẳng bao giờ tìm thấy, 1 lý do nữa là trong nhà quá nhiều chim trống, trong khi đó lượng chim mái thì quá ít, dẫn đến tỷ lệ trống/mái bị lệch đi, làm mất cân bằng sinh thái.
Tuy nhiên việc dụ được nhiều chim trống cũng rất có lợi, vì chim trống là con làm tổ đầu tiên, sau đó nó tìm bắt cặp với 1 con chim mái khác về sống chung và cùng nhau tiếp tục làm tổ, sinh sản. Con chim mái này có thể là chim nhà khác hoặc 1 cá thể nào đó trong bầy đàn của chúng. Như vậy có thể nói chim trống là con quyết định trong việc tìm nơi ở mới, còn chim mái lại là con bị phụ thuộc (giống như chế độ phụ hệ hiện nay: Người đàn ông trong gia đình quyết định mọi thứ).
Trở lại vấn đề. Trong 1 lần tình cờ hiếm hoi tôi đã tận tai nghe được tiếng kêu thực tế của 1 con chim yến kêu y hệt tiếng Black Cloud (đoạn kêu ngắt quãng kéo dài), thời điểm đó đúng vào mùa sinh sản và chỉ có 1 con duy nhất. Tưởng rằng khúc nhạc tình đó sẽ được nghe chúng hát dài dài, NHƯNG kể từ đó trở đi (đã lâu lắm rồi) tôi chưa bao giờ được nghe lại 1 lần nữa, mặc dù đã cố gắng để ý khi có thể. Và nó chính là âm thanh gọi trống của 1 con chim mái đang cần tình. Âm thanh chúng phát ra kéo dài và tha thiết rồi từ từ mờ dần trong không gian tĩnh lặng. Tôi đã nhiều lần thử âm này ở những thời điểm khác nhau, cho những mục tiêu khác nhau và tôi đã thử chúng làm âm dẫn, lũ chim nhảy múa khá nhiều khi âm này được bật lên và chúng cứ tìm đến loa dẫn rồi chặp cánh lên nó, 1 hành động giống như kiểu giao phối thường thấy, rồi chúng lại bay lục lọi những vị trí khác trong nhà yến, khi mệt chúng lại đậu, nghỉ ngơi và lại tiếp tục....
đây là hình ảnh ghi lại được: