Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không
thể mổ, nhặt mồi trên mặt đất như gà, vịt. Thức ăn của chim yến là các
loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ,
sông suối (như muỗi, phù du…), từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng,
ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi
rác, trại chăn nuôi.
Thức ăn của chim yến là nhiều loài côn trùng, trong đó có nhiều loài
gây hại cho cây trồng, vật nuôi và con người, nên nuôi chim yến được coi
là một phương pháp phòng trừ côn trùng gây hại cho môi trường.
Chim yến kiếm ăn chủ yếu ở độ cao 5-50m, thường ở 30-50m. Chim yến kiếm ăn từ 5h sáng và có thể đến 20 giờ tối mới trở về (tùy theo từng vùng). Chim kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi.
Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ, nhặt mồi trên mặt đất như gà, vịt. Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối (như muỗi, phù du…), từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi.
Nhìn chung, ở đâu có cây cối, rác rưởi, phế thải nông – lâm nghiệp, có côn trùng, chân khớp là có thức ăn cho chim yến.
Thường các côn trùng chân khớp này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để kiếm ăn. Nhà yến làm dọc theo các dòng khí lưu này có nhiều khả năng thu hút chim yến hơn các nơi khác.
Tuy nhiên, chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng.
Một số cây họ si đa như sung, gừa, si, đa... có trái có nhiều côn trùng nhỏ, hay những cây có hoa hấp dẫn côn trùng như keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước... cũng là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến.
Thức ăn cho chim yến: ruồi quả (ruồi đấm), ong kiến, muỗi, phù du, mối cánh, bọ rầy, mọt, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ …
Chim yến kiếm ăn chủ yếu ở độ cao 5-50m, thường ở 30-50m. Chim yến kiếm ăn từ 5h sáng và có thể đến 20 giờ tối mới trở về (tùy theo từng vùng). Chim kiếm ăn 15 giờ mỗi ngày và có thể bay xa tới 300km để kiếm mồi.
Chim yến chỉ có thể đớp mồi trên không trung mà không thể mổ, nhặt mồi trên mặt đất như gà, vịt. Thức ăn của chim yến là các loài côn trùng nhỏ bay lên hay bị gió cuốn lên từ các đầm lầy, ao hồ, sông suối (như muỗi, phù du…), từ các thảm cỏ hoang dã, từ cánh đồng, ruộng vườn, từ các kiểu rừng trong đó có rừng ngập mặn, từ chợ búa, bãi rác, trại chăn nuôi.
Nhìn chung, ở đâu có cây cối, rác rưởi, phế thải nông – lâm nghiệp, có côn trùng, chân khớp là có thức ăn cho chim yến.
Thường các côn trùng chân khớp này bị cuốn và bay theo các luồng gió, luồng không khí và chim yến lợi dụng việc này để kiếm ăn. Nhà yến làm dọc theo các dòng khí lưu này có nhiều khả năng thu hút chim yến hơn các nơi khác.
Tuy nhiên, chỉ có rừng nhiệt đới ẩm ướt, rừng ngập mặn và thảm cỏ đất ngập nước mới là nơi có nhiều côn trùng quanh năm. Các khu vực khác chỉ sản sinh côn trùng trong một số thời điểm, với một số điều kiện nhất định. Do vậy, để chủ động nguồn thức ăn cho chim yến, chúng ta cần nuôi trên quy mô lớn một số loài côn trùng.
Một số cây họ si đa như sung, gừa, si, đa... có trái có nhiều côn trùng nhỏ, hay những cây có hoa hấp dẫn côn trùng như keo dậu (táo nhơn), ômôi, dừa nước... cũng là những loài thích hợp trồng ở vùng nuôi yến.
Thức ăn cho chim yến: ruồi quả (ruồi đấm), ong kiến, muỗi, phù du, mối cánh, bọ rầy, mọt, bọ rùa, chuồn chuồn kim, bọ xít nhỏ …