Trong thế giới động vật có rất nhiều loài có lối sống bầy đàn điển hình như: trâu rừng, sư tử (động vật có vú); kiến, ong,... và trong đó có họ nhà yến.
Trong bài phân tích này tôi chia thành hai nhóm
- Nhóm bầy đàn thụ động.
- Nhóm bầy đàn chủ động.
và đĩnh nghĩa nó như sau:
1- Nhóm bầy đàn thụ động: Bao gồm tập hợp những loài động vật thế yếu, dễ bị tấn công hay làm mồi hoặc thức ăn cho những loài động vật khác như trâu rừng, linh dương đầu bò, khỉ, ngay cả con người thời nguyên thủy và tất nhiên là có họ nhà yến, cụ thể là yến hàng mà chúng ta đang tìm cách dẫn dụ chúng.
Hình 1:
2- Nhóm bầy đàn chủ động: Bao gồm tập hợp những loài động vật có sức mạnh và chủ động tấn công như: báo, sư tử, chó sói, linh cẩu, ...
Hình 2:
Mục đích của 2 nhóm bầy đàn này hoàn toàn trái ngược nhau, một bên là tấn công, một bên là tự vệ. Nhưng chúng vẫn có ý nghĩa chung đó là khả năng sinh tồn trong tự nhiên và duy trì nòi giống. Những loài như sư tử, chó sói chúng tập hợp thành bầy để tạo nên 1 tập thể phối hợp trong việc săn đuổi những con mồi to lớn. Còn bên kia chiến tuyến gồm Trâu rừng, linh dương cũng tập hợp thành bầy đàn để tạo nên sức mạnh tập thể chống lại sự uy hiếp của nhóm kia.
Nếu ta quan sát kỹ sẽ thấy những bầy đàn nêu trên thường có con đầu đàn, con này có quyền tuyệt đối lên những cá thể khác, như quyền chỉ huy, quyền được ăn no, quyền giao phối với tất cả con cái trong bầy, song nó cũng có nghĩa vụ là bảo vệ trước sự sâm nhập lãnh thổ của bầy khác hay tự vệ trước sự tấn công từ bất kỳ đối thủ nào, tất nhiên đứng trước sự nguy hiểm đó thì nhiệm vụ của nó là phải xông lên trước và thường thường chúng là con dễ bị tử trận trước.
Trở lại vấn đề cần nói đến là đặc tính bầy đàn của chim yến. Theo những gì quan sát thực tế cho thấy, tính bầy đàn của chim yến có nhiều đặc điểm khắc hẳn với những loài khác. Điển hình như việc tồn tại "gia đình trong bầy đàn" mà các loài khác hiếm khi thấy. Bầy đàn của chim yến ở đây chỉ có ý nghĩa là bảo vệ nơi ở, bảo vệ lãnh thổ, trong khi đó gia đình trong trường hợp này là hoàn toàn độc lập với bầy đàn. Chúng có tổ, có con cái nhiều đời riêng biệt. Chúng có tình yêu lứa đôi, có một mối quan hệ máu thịt rất sâu sắc, có tổ chức chặt chẽ, nhiệm vụ của mỗi thành viên trong gia đình đều được phân công rất cụ thể thông qua những biểu hiện cơ thể hay tiếng kêu đặc trưng. Mọi sự xâm nhập nơi ở của chúng đều bị trả đũa một cách thích đáng và không thương tiếc, bất kể kẻ xâm nhập kia là ai, địa vị thế nào.
Câu hỏi đặt ra ở đây là có khả năng tồn tại chim đầu đàn hay không và chúng có nhiệm vụ gì ?
Giả sử tồn tại con đầu đàn trong một ngôi nhà yến hay 1 đảo yến. Theo một số tài liệu đã viết: nhiệm vụ của chúng là đánh thức những cá thể khác trong ngôi nhà và hướng dẫn chúng tới nơi có nguồn thức ăn vào mỗi sáng, dẫn đường về nơi ở vào buổi chiếu tối.
Còn khi gặp nguy hiểm thì sao? Con đầu đàn sẽ phát hiện ra và xông lên trước?
Thực tế cho thấy việc tồn tại con đầu đàn là rất mơ hồ, bởi vì nhiệm vụ của nó cũng không rõ ràng. Nhiệm vụ của con đầu đàn được thể hiện rõ nhất là khi bầy đàn của chúng gặp thiên địch (cắt, diều hâu, ...). Lúc này con đầu đàn phải thể hiện bản lĩnh của nó là xông lên trước hoặc bay rất gần đối thủ, nhưng trên thực tế thì điều đó không sảy ra, lý do đơn giản vì chúng quá nhỏ bé so với đối phương, làm như vậy cũng không giúp ích gì, thậm chí có thể gặp nguy hiểm. Thường thì con nào phát hiện ra thiên địch trước thì nó "la" toáng lên trước, và cả bọn dùng 1 biện pháp khôn ngoan là đồng thanh kêu ầm ĩ. Tại sao chúng làm như vậy, vì chúng có ngôn ngữa giao tiếp. .....
vì bận quá nên bài viết còn dang dở, sẽ tiếp tục cập nhật.............
No comments:
Post a Comment